Điều trị rối loạn giấc ngủ ở trẻ em

Th801

Điều trị rối loạn giấc ngủ ở trẻ em

Hoang Van Chăm sóc cho bé, Tin tức

1. Điều trị rối loạn giấc ngủ ở trẻ em

1.1. Điều trị rối loạn giấc ngủ ở trẻ em bằng liệu pháp tâm lý

Để điều trị rối loạn giấc ngủ ở trẻ em bằng liệu pháp tâm lý , cần tiến hành 5 bước:

Bước 1: Lập biểu đồ, ghi rõ số lần thức, lần khóc, lần không chịu ngủ và thức đêm, từ đó vạch ra một chiến lược xử trí.

Bước 2: Tìm nguyên nhân, hỏi xem cháu có mệt vào chập tối không. Nếu có, thì nguyên nhân là do thiếu giấc ngủ ngày hay do ngủ đêm quá ít. Phải xem ban đêm cháu có ngáy hay thở bằng miệng không. Hãy dựa vào giờ đau (nếu có đau), giờ ngủ, thời gian ngủ, thời gian khóc để tìm nguyên nhân.

Bước 3: Lập một quy chế ngủ cho con, không cho ra khỏi giường. Nói nhẹ nhàng, âu yếm, khuyên răn con cần ngủ, tự ngủ, không ra khỏi giường.

Bước 4: Chọn một nơi gần con để theo dõi. Nếu thấy con ra khỏi giường thì nhẹ nhàng bảo cháu quay trở lại. Làm như vậy nhiều đêm, cháu sẽ hiểu rằng ra khỏi giường là không có lợi và sẽ nằm im ngủ.

Bước 5: Sáng dậy, dặn dò và động viên con. Nếu con nghe lời thì khen thưởng, và phần thưởng ngày càng nhiều.

Hướng dẫn trẻ tập thư giãn trước khi ngủ: hít sâu thở đều, thả lỏng cơ bắp, nhẩm đếm theo nhịp thở.

Hướng dẫn gia đình các biện pháp phòng ngừa những tổn thương cơ thể có thể xảy ra khi trẻ bị rối loạn giấc ngủ:

  • Không cho trẻ nằm giường cao, không để những vật sắc nhọn hoặc dễ vỡ ở gần giường ngủ.
  • Đóng lối đi cầu thang và cửa nhà, cửa sổ về ban đêm để trẻ không ra khỏi nhà.
  • Giúp trẻ trở lại giấc ngủ bình thường sau khi trẻ bị cơn miên hành hoặc cơn hoảng sợ ban đêm bằng cách vỗ về, dỗ dành, an ủi, đặt trẻ nhẹ nhàng vào giường.
  • Đối với những trẻ thường xuyên bị rối loạn giấc ngủ có thể làm giảm tần suất cơn bằng cách: Ghi chép khoảng thời gian từ khi trẻ bắt đầu ngủ cho đến khi có cơn trong 7 đêm liên tục để biết được quy luật khi nào thì trẻ có cơn. Sau đó chủ động đánh thức trẻ dậy trước khi cơn vẫn thường xảy ra trước đó 15 phút. Cho trẻ thức tỉnh khoảng 5 phút, sau đó lại cho trẻ ngủ tiếp.
  • Nếu xác định có sang chấn tâm lý thì cần tư vấn cho trẻ và gia đình khắc phục vấn đề này.

Điều trị rối loạn giấc ngủ ở trẻ em bằng biện pháp tâm lý là biện pháp đầu tiên cần làm

.2. Thuốc điều trị rối loạn giấc ngủ ở trẻ em

Nếu áp dụng các biện pháp tâm lý không hiệu quả, một số trẻ phải sử dụng thuốc điều trị rối loạn giấc ngủ ở trẻ em, giải lo âu như Diazepam, thuốc chống trầm cảm 3 vòng như Amitriptilin, hoặc thuốc ổn định khí sắc như Carbamazepin, valproate để làm giảm tần suất cơn.Bên cạnh đó, gia đình nên sử dụng một số thảo dược có tác dụng như thuốc điều trị rối loạn giấc ngủ ở trẻ em loại nhẹ: Tía tô đất, hoa lạc tiên… nếu được sử dụng đúng cách, với liều lượng phù hợp theo quy định có thể giúp trẻ an dịu thần kinh nhẹ nhàng, an toàn và dễ đi vào giấc ngủ, tránh tình trạng quấy khóc ban đêm.Nếu cháu có tiền sử khó ngủ và thức đêm, phải áp dụng kiểu chống thức đêm (dứt điểm) như đã nói ở trên. Cần tập các thói quen ngủ tốt, nhất là với cháu mệt mỏi mạn tính và có rối loạn giấc ngủ lâu dài.Trong thực tế, một số gia đình hay có trẻ thức đêm do đau bụng (0-6 tháng), do mọc răng (6-12 tháng), do lo xa mẹ (12-24 tháng), và do hoảng sợ (36-48 tháng). Cần xem kỹ từng trường hợp.Khởi phát của cơn miên hành thường bắt đầu khi trẻ 4 – 8 tuổi và đạt cực điểm khi 12 tuổi. Nhiều trẻ có thể tự khỏi khi lớn lên do quá trình phát triển và ổn định của hệ thần kinh trung ương. Một số người trưởng thành có thể vẫn bị chứng này khi có sang chấn tâm lý, một số ít có thể là do bị động kinh. Cơn hoảng sợ ban đêm có thể tự khỏi nếu loại trừ các sang chấn tâm lý và trẻ được điều chỉnh chế độ sinh hoạt học tập vui chơi hợp lý. Khi giấc ngủ ngày đã rút xuống từ hai còn một, việc ít ngủ ngày hay dậy quá sớm sẽ dẫn đến thiếu ngủ. Cần bảo vệ giấc ngủ cho con, làm đủ các thủ tục khi ngủ, có thời gian biểu đàng hoàng, giường không quá rộng, và môi trường phải yên tĩnh.

Mọi thắc mắc học phí, nhóm lớp, tư vấn chăm sóc, bệnh lý ở trẻ đặc biệt vui lòng liên hệ Hotline Chuyên gia tư vấn Miễn phí: 098.667.5068

Vui lòng cho chúng tôi biết ý kiến của bạn
.
.
.
.